Phạm vi thế lực và phân chia hành chính Nhà_Hạ

Triều Hạ tồn tại trong khoảng thời gian quá độ từ liên minh thành bang bộ lạc tới quốc gia phong kiến, do đó không có cương vực rõ ràng. Quan hệ giữa thị tộc Hạ và các thành bang bộ lạc khác khá giống với kiểu quan hệ giữa nước tông chủ và nước triều cống. Tuy nhiên, có một ít phương quốc được Hạ thất phân phong, giống như nước chư hầu. Do vậy, chỉ có thể lấy phạm vi thế lực để biểu thị lực ảnh hưởng của triều Hạ. 11 chi họ Tự của Hạ tộc và vương thất trung ương Hạ hậu thị về dòng máu có quan hệ tông pháp, về chính trị có quan hệ phân phong, về kinh tế có quan hệ cống phú, nói chung cấu thành phạm vi lãnh thổ lõi của vương triều Hạ.[tham 91] Hạ bắt đầu từ tây bộ Hà Nam và nam bộ Sơn Tây ở phía tây; phía đông đến nơi giao giới giữa ba tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc; phía nam đến bắc bộ tỉnh Hồ Bắc; phía bắc lên tới nam bộ tỉnh Hà Bắc. Khu vực này có trung tâm địa lý nay là dải Yển Sư, Đăng Phong, Tân Mật, Vũ Châu.[tham 39] Đương thời, thế lực của Hạ kéo dài ra nam bắc Hoàng Hà, thậm chí là đến lưu vực Trường Giang. Vào tảo kỳ triều Hạ, Hạ tộc chủ yếu sinh hoạt tại vùng đất Hà Nội ở trung nam bộ Sơn Tây, men theo Phần Thủy, Hà Thủy dời đến phía đông nam, vãn kỳ đến lưu vực Y-Hà ở trung bộ Hà Nam. "Quốc ngữ-Chu ngữ thượng" viết rằng "xưa Y Lạc khô cạn nên Hạ mất[tham 92]", có thể thấy sông Y-Lạc mang tính trọng yếu đối với vùng thủ đô thời vãn kỳ của Hạ.[tham 37]

Chín châu trong truyền thuyết

Vũ cống cửu châu đồ (hướng phía trên là hướng tây)
(làm vào thời Nam Tống)

Về phân chia hành chính, triều Hạ chọn thi hành cửu châu chế. Căn cứ theo ghi chép trong "Thượng Thư-Vũ cống", sau khi Đại Vũ trị thủy thành công, đem Trung Thổ phân thành chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dự, Dương, Kinh, Lương, Ung[chú thích 108]</ref></ref>, và chiếm lấy đồ kim thuộc và thạch khoáng từ chín châu[chú thích 109], đúc ra cửu đỉnh để tượng trưng cho quyền lợi quốc gia, do vậy "Cửu Châu" trở thành danh từ đại diện cho quốc gia Trung Quốc, và ý "định đỉnh" là kiến lập chính quyền.[chú thích 111][tham 59] Theo "Vũ cống", chín châu phân chia như sau[tham 95]:

  1. Ký châu (冀州), giáp bên phải Kiệt Thạch đến , ba mặt cách Hà, là nơi đường cống nạp của các châu đều đi qua. Nay thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc và tây bộ Liêu Ninh.
  2. Duyện châu (兗州), thuận theo Tể, Tháp, cho đến Hà. Nay là tây bộ Sơn Đông, góc đông nam của Hà Bắc.
  3. Thanh châu (青州), thuận theo Vấn, cho đến Tể. Nay là khu vực bán đảo Sơn Đông phía đông Thái Sơn.
  4. Từ châu (徐州), thuận theo Hoài, Tứ, cho đến Hà. Nay là khu vực phía bắc Hoài Hà của Giang Tô, An Huy và nam bộ Sơn Đông.
  5. Dương châu (揚州), men theo Giang, Hải, cho đến Hoài, Tứ. Nay là khu vực phía nam Hoài Hà của Giang Tô, An Huy và bắc bộ hai tỉnh Chiết Giang, Giang Tây.
  6. Kinh châu (荊州), thuận theo Giang, Đà, Tiềm, Hán, vượt qua Lạc, cho đến Nam Hà. Nay là Hồ Bắc, vùng phía bắc Hành Sơn của Hồ Nam và phần cực tây bắc của Giang Tây.
  7. Dự châu (豫州), thuận theo Lạc, cho đến Hà. Nay là Hà Nam, bắc bộ Hồ Bắc, đông nam bộ Thiểm Tây, góc tây nam của Sơn Đông.
  8. Lương châu (梁州), thuận theo Tiềm, vượt qua Miện, tới Vị, loạn với Hà. Nay là Tứ Xuyên, cực nam của Thiểm Tây và Cam Túc.
  9. Ung châu (雍州), thuận theo Tích Thạch, đến Long Môn Tây Hà, hội ở Vị, Nhuế. Nay là Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải.

Cửu châu mượn danh từ công việc của Đại Vũ, kỳ thực là do người thời Chiến Quốc ước đoán phân chia Thiên hạ. Quốc gia thời Hạ nằm ở giai đoạn manh nha, bức xạ chính trị nhìn chung không vượt khỏi thành ấp nội địa, ở ngoài kinh kì thì thông qua phong bang kiến quốc theo thị tộc chế cùng với thông hôn kết minh mà đạt thành quan hệ. Do lãnh thổ nhỏ hẹp, chính quyền trung ương đơn nhất không cần thiết hay không có năng lực phân chia khu vực hành chính.[tham 96]

Đô thành

Thời kỳ viễn cổ, chưa có khái niệm rõ ràng về đô ấp, xã hội trong giai đoạn nửa chăn nuôi đi săn, nửa trồng trọt định cư, dân của bộ tộc Hạ theo thủ lĩnh và tráng đinh trong tộc thiên di. Sau khi tài nguyên đương địa đã tận, họ liền thiên di đến đất khác, không thường trú tại một nơi. Vùng đất Hạ hậu cư trú gọi là "Đại Ấp" hoặc "Hạ Ấp", đó là khái niệm nguyên thủy của thủ đô quốc gia.[tham 3] Văn hiến ghi chép thủ lĩnh Hạ tộc trước sau định cư tại 17 xứ: Đại Hạ, Hạ Khư [chú thích 112] Cao Mật[chú thích 113] Dương Thành, Dương Trạch, Tấn Dương, Bình Dương, Ký[chú thích 114], An Ấp, Hạ Ấp, Châm Tầm, Đế Khâu[chú thích 115], Luân[chú thích 72], Nguyên, Lão Khâu, Tây Hà, Hà Nam.[chú thích 116] Vị trí cụ thể của các đô ấp này đều dĩ nhiên không có cách nào khảo chứng, trong đó một số có khả năng là biệt danh của cùng một thành ấp.[tham 3][tham 37]

Biến đổi vùng đất cư trú của thủ lĩnh Hạ tộc
[tham 3][tham 31][tham 55][tham 100]
Thủ lĩnhĐất ởĐịa danh hiện tại
CổnĐại Hạ[chú thích 117]tương truyền nay thuộc huyện Hạ, Sơn Tây[tham 31]
Tung[chú thích 14]tương truyền nay thuộc huyện Tung, Hà Nam.[tham 55]
Cao Mật[chú thích 113]tương truyền nay nằm trong địa phận huyện Tân An, Hà Nam[tham 101]
Dương Thành[chú thích 118]tương truyền nay thuộc trấn Cáo Thành, Đăng Phong, Hà Nam[tham 100]
Dương Trạch[chú thích 118]tương truyền nay thuộc Vũ Châu, Hứa Xương, Hà Nam[tham 100]
Tấn Dương[chú thích 119]tương truyền nay thuộc trấn Tấn Nguyên, Thái Nguyên, Sơn Tây[tham 31]
Bình Dương[chú thích 119]tương truyền nay là tây nam Lâm Phần, Sơn Tây[tham 31]
An Ấp[chú thích 117]tương truyền nay là đông bắc huyện Hạ, Sơn Tây[tham 31]
Khải, Thái KhangDương Trạch-
Thái Khang, Trung KhangChâm Tầm[chú thích 50]có thuyết nói rằng nay là di chỉ Nhị Lý Đầu cách 18 km về phía đông khu Lão Thành, Lạc Dương, Hà Nam
có thuyết nói rằng nay thuộc thôn Sảo Sài, trấn Chi Điền cách 29 km về phía tây nam Củng Nghĩa, Hà Nam[tham 3][tham 100]
TướngĐế Khâu[chú thích 115]tương truyền nay là tây nam Bộc Dương, Hà Nam[tham 100]
Châm Tầm-
Nghệ[chú thích 49]có thuyết cho rằng nay thuộc huyện Hoạt, Hà Nam[tham 9]
Nghệ, Hàn TrácCùng Thạchtương truyền nay thuộc nam bộ Lạc Dương, Hà Nam[tham 55]
Thiếu KhangLuân[chú thích 72]tương truyền nay thuộc tây bộ huyện Ngu Thành, Hà Nam[tham 31]
Hạ Ấptương truyền nay thuộc huyện Hạ Ấp, Hà Nam[tham 31]
Đế Khâu-
TrữNguyêncó thuyết cho rằng nay là Miếu Nhai Nguyên Thành cách 2 km về phía tây bắc Tế Nguyên, Hà Nam[tham 3][tham 100]
Trữ, Hòe, Mang, Tiết, Bất Giáng, QuýnhLão Khâutương truyền nay thuộc trấn Trần Lưu, huyện Khai Phong, Hà Nam[tham 100]
Cần, Khổng Giáp, Cao, PhátTây Hàcó thuyết cho rằng nay thuộc đông nam An Dương, Hà Nam[tham 100]
KiệtChâm Tầm-
Hà Namcó thuyết cho rằng nay là di chỉ Nhị Lý Đầu[tham 3][tham 100]

Bộ lạc phương quốc

Tung
Châm Tầm
An Ấp
Bình Dương
Tấn Dương
Nguyên
Dương Thành
Lão Khâu
Đế Khâu
Tây Hà
Côn Ngô
Vi
Anh
Lục
Thương1
Thương2
Thương3
Hữu Dịch thị
Hữu Cách thị
Hữu Cùng thị
Hữu Nhưng thị
Hữu Mân thị
Hữu Ngu thị
Hữu Hỗ thị
Đồ Sơn thị
Phòng Phong thị
Lai Di
Cửu Di
Tam Miêu
Huân Dục
Toàn đồ thời kỳ Hạ[chú thích 121][tham 100]
Đô ấp của Hạ hậu Đô ấp của phương quốc Đô ấp của Thương tộc

Phương quốc là quốc gia quy mô nhỏ được chuyển hóa hình thành từ thị tộc bộ lạc nguyên thủy. Các bang quốc này nằm bên ngoài cương giới, không chịu sự quản lý trực tiếp của Hạ hậu. Một số phương quốc chỉ là bộ tộc lớn, song có một số phương quốc khá lớn, thiết lập nên tổ chức quốc gia, quy mô thậm chí còn lớn hơn Hạ hậu thị[tham 102] Hữu Cùng thị từng có một thời gian thay thế cầm quyền, Thiếu Khang từng chạy đến Hữu Nhưng thị, Hữu Ngu thị, giữ các chức mục chính và bào chính.

Hữu Nhưng thị còn có tên là Hữu Nhâm thị, mang họ Phong, cư trú bên bờ hồ Vi Sơn[chú thích 122] ở Sơn Đông, là hậu duệ của Thái Hạo, Thiếu Hạo. Giữa Hữu Nhưng thị và Hạ hậu thị có qua lại mật thiết, có hiện tượng thông hôn, trong đó thê của Tướng là Mân đến từ Hữu Nhưng thị. Khi Tướng bị Hàn Trác sát hại, Mân đang mang thai, bà lánh nạn tại cố hương, sinh hạ Thiếu Khang tại Hữu Nhưng. Sau khi Thiếu Khang phục hưng Hạ thất, phong tộc nhân của Hữu Nhưng ở Nhâm quốc.

Hữu Ngu thị là hậu duệ của Ngu Mạc, Đế Thuấn, họ hoạt động tại lưu vực Phần Thủy cổ tại tây bắc Hà Nam và nam Sơn Tây. Khi Thuấn già, nhận thấy con mình là Thương Quân không tài không đức, do vậy thiện vị cho Vũ. Lúc trước, Nghiêu truyền vị cho Thuấn, Thuấn sau lại nhượng vị cho con Nghiêu là Đan Chu, Vũ muốn làm theo họ mà nhượng vị cho Thương Quân. Tuy nhiên, do dân chúng ủng hộ Vũ mà không đếm xỉa đến Thương Quân, do vậy Vũ kế thừa đế vị, phân phong cho Thương Quân ở phụ cận Ngu Thành, Hà Nam ngày nay. Bốn đời sau, Hạ thất trung suy, Thiếu Khang chạy đến Hữu Ngu tị nạn, được thủ lĩnh Ngu Tư[chú thích 68] đại lực hiệp trợ nên mới xoay chuyển được thế cục cho Hạ thất, Hữu Ngu thị có quan hệ trực tiếp đến tồn vong của Hạ hậu thị.

Có thuyết nói họ Yển là hậu duệ của Cao Dao. Khi Vũ già có tiến cử Cao Dao làm người kế thừa, song Cao Dao lại mất trước Vũ, Vũ lại tiến cử Bá Ích. Sau khi Vũ mất, con Vũ là Khải thu phục được sự ủng hộ của dân chúng, Bá Ích mất quyền rồi chiến bại trước Khải và bị giết. Hậu duệ của Cao Dao được phong ở ba đất Lục[chú thích 123], Anh, Hứa ở đông nam.[tham 32]

Hữu Hỗ thị[chú thích 27] là bộ lạc cùng họ với Hạ. Khi Khải đoạt quyền của Ích, Hữu Hỗ thị không phục lấy danh nghĩa "Nghiêu Thuấn chọn người hiền tài còn Vũ thì độc chiếm" mà phản đối Khải thống trị, kết quả chiến bại trong trận chiến Cam, bộ chúng thì bị giáng làm mục nô.

Con của Dận là Bá Mĩ nguyên là thủ lĩnh bộ lạc[chú thích 124] thần phục Hạ hậu, khi Thái Khang mất nước thì quy phục Hậu Nghệ, khi Hàn Trác giết Nghệ thì chạy đến Hữu Cách thị.[chú thích 75] Mĩ biết việc Thiếu Khang chuẩn bị phục hưng Hạ thất thì tổ chức binh dân Hữu Cách và nhị Châm hội sư với Thiếu Khang.

Châm Quán thị[chú thích 125], Châm Tầm thị[chú thích 126] được gọi chung là "nhị Châm", cùng mang họ Tự.[chú thích 127] là thị tộc thân Hạ trọng yếu vào tảo kỳ thời Hạ. Trong quá trình Hạ hậu thị thiên di về phía đông nam, với hai thị tộc có sự dung hợp, đến vãn kỳ thời Hạ thì vùng đất của Châm Tầm trở thành đô ấp của Hạ hậu, di chỉ Nhị Lý Đầu tại Yển Sư có khả năng chính là Châm Tầm.[tham 104] Thời kỳ "vô vương", Hàn Trác mệnh con là Kiêu suất binh diệt nhị Châm, đồng thời giết Hạ hậu Tướng đang tị nạn tại Châm Tầm. Thế lực còn lại của nhị Châm một số năm sau gia nhập vào liên quân của Thiếu Khang và Bá Mĩ, phục hưng Hạ thất.[tham 105]

Hữu Hôn thị[chú thích 90][chú thích 128] cũng là một chi hậu duệ khác của Thiếu Hạo, là một phương quốc lớn mạnh vào vãn kỳ thời Hạ. Khi Hạ Kiệt triệu tập hội minh tại Hữu Nhưng, thủ lĩnh Hữu Hôn thị do bất mãn với sự thống trị của Kiệt nên định về nước, bị Kiệt diệt trừ.

Hữu Sân thị[chú thích 129][chú thích 130] là hậu duệ của Đế Khốc Cao Tân thị. Thời Khải, phong quốc cho Chi Tử. Giao thời Hạ-Thương, dưới sự bang trợ của Y Doãn, Hữu Sân thị và Thương Thang kết minh tại Bắc Bạc[chú thích 131], Thang còn cưới phi từ Hữu Sân thị.[tham 3]

"Sơn Hải kinh-Hải ngoại tứ kinh" chép rằng ngoại biên Hạ hậu thị có rất nhiều phương quốc mang tên có chữ "quốc", có khả năng chỉ là thần thoại song cũng có khả năng là danh xưng sai lệch của các bộ lạc viễn cổ.[tham 106]